Hướng dẫn xử lí chống thấm trần nhà

Chống thấm trần nhà là một việc cực kì quan trọng trong quá trình thi công xây dựng. Việc chống thấm tường nhà không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà quyết định đến độ bền lâu của căn nhà. Trần nhà là nơi dễ bị thấm nước nên việc chống thấm cho trần nhà lại càng phải được quan tâm chú ý. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn xử lý chống thấm trần nhà cho các bạn dưới đây:

Nguyên nhân kiến trần nhà bị thấm

Hướng dẫn xử lí chống thấm trần nhà

Trần nhà bị thấm gây mất thẩm mỹ

Hiện tượng trần nhà thấm dột thường phổ biến ở nhiều công trình xây dựng. Trần nhà bị dột làm lớp sơn bị ngả màu, ố vàng và xuất hiện những vết rạn nứt, tình trạng nặng hơn có thể gây dột cho căn nhà. Vậy đâu là nguyên nhân gây thấm trần nhà.

  • Hiện tượng nước đọng trên sàn mái nhá thường là nguyên nhân chính gây thấm cho trần nhà. Nút giữa khuôn của và tường, một mối nối của đinh vít lợp mái tôn cũng là nguyên nhân khiến tầng nhà bị thấm nước.
  • Nhà vệ sinh, ống nước tầng trên xảy ra lỗi khiến nước thoát ra ngoài và rấm vào trần nhà.
  • Các vật liệu xây dựng và quy trình xây dựng không đảm bảo, để các lỗ nhỏ li ti tồn tại trên bề mặt, thời gian sử dụng công trình bị sự tác động khắc nghiệt của thời tiết nên những tồn tại khuyết điểm kia sẽ làm tầng nhà rơi vào tình trạng thấm dột.
  • Do các vết nứt, lỗ hở, trần nhà quá cũ kỹ làm công trình dễ bị nước thấm dột hơn.

 

Cách xử lý khi trần nhà bị thấm nước

Hướng dẫn xử lí chống thấm trần nhà

Xử lí khi trần nhà bị thấm

Khi trần nhà bị thấm ở mức độ nhẹ, ta có thể sử dụng chất chống thấm để khắc phục tình trạng này. Trước tiên cần làm sạch trần nhà bằng cách tẩy sạch lớp bẩn, rêu phong bám ở trần nhà. Quét một lớp sơn chống thấm lên, trong một vài giờ đồng hồ lớp này sẽ khô đi và vấn đề đã được giải quyết.

Nếu trần nhà bị thấm và gây nên hiện tượng dột nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình thì tốt nhất bạn nên đập bỏ trần nhà và làm lại một trần nhà mới với vật liệu chống thấm.

Nếu nhà bạn ở là chung cư mà nguyên nhân gây thấm là do rấm nước từ phía trên thì tốt nhất chúng ta nên phá bỏ lớp gạch cũ trên tầng nhà, sau đó phủ lên một lớp sợi thủy tinh và sử dụng keo chống thấm chuyên dụng để bảo vệ tốt hơn, và lát gạch như cũ là được.

Dột trên mái nhà gây thấm trần nhà thì bạn có thể trám bít các vết bị nứt trên máng xối của căn nhà. Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm, vật liệu chống thấm để trám lên đường nứt đó. Nếu trám bít mà không giải quyết được vấn đề thì chúng ta nên dùng những tấm che để che lại vết nứt ngăn nước chảy vào gây thấm trần nhà.

Để đảm bảo trần nhà không bị thấm thì tốt nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên sử dụng chất chống thấm và vật liệu chống thấm cho ngôi nhà của bạn. Các loại sơn chống thấm, keo chống thấm và nhiều vật liệu chống thấm được bày bán tại nhiều đại lý, không quá khó để tìm được những nhãn hiệu có uy tín và chất lượng.

Với những hướng dẫn xử lý chống thấm trần nhà được đề cập trên đây, chúng tôi hi vọng bạn sẽ sớm giải quyết được tình trạng thấm trần nhà và bảo vệ căn nhà của bạn tốt hơn.