Hướng dẫn xử lí chống thấm tầng hầm hiệu quả bền lâu

Một công trình kiến trúc đẹp nếu như bộ phận tầng hầm không tốt thì công trình đó sẽ không được đánh giá cao vì công đoạn này góp phần không nhỏ quyết định tới tuổi thọ kết cấu, tính bền vững công trình.

Ngoài ra, tầng hầm có thể làm bến đỗ xe cho mọi người, là một  nơi chứa đồ, cũng có thể biến thành một trung tâm thương maị sầm uất,tầng hầm làm lối mòn…. Chính vì thế vấn đề xử lí chống thấm tầng hầm hiệu quả bền lâu được quan tâm hàng đầu.

Trong thi công một công trình, hiệu quả chống thấm thuận luôn được đánh giá cao hơn so với chống thấm ngược, cho nên trong quá trình thực thi thì chống thấm thuận cho tầng hầm thường được tiến hành và chú trọng nhất khi công trình đang xây mới.

Hướng dẫn xử lí chống thấm tầng hầm hiệu quả bền lâu

Hướng dẫn xử lí chống thấm tầng hầm

Giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất

1. Xác định nguyên nhân dẫn tới tầng hầm bị thấm

– Do công trình thi công được thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm.

– Do Quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm.

– Do khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm dột tầng hầm kém do các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá.

2. Chuẩn bị bề mặt

–  Trước khi thi công công trình sử dụng vật liệu chống thấm Standart, cần đảm bảo bề mặt khô, sạch sẽ, không còn bụi bẩn bám lên hay các chất bám dính không tốt khác như dầu mỡ …

–  Sửa chữa những khuyết tật của bê tông như lỗ hổng, hốc bọng trước khi tiến hành thi công chống thấm.

– Xử lí tốt các góc cạnh xung quanh để khi thi công không gặp phải tình trạng bẻ gấp hoặc dư thừa màng chống thấm

Hướng dẫn xử lí chống thấm tầng hầm hiệu quả bền lâu

Quy trình chống thấm tầng hầm

3. Quy trình thi công

– Quét hoá chất chống thâm lên bề mặt bê tông để làm lớp lót bảo vệ.

– Đặt tấm màng chống thấm lên mặt bê tông đã quét lót lớp.

– Sau đó dùng đèn khò ga đốt nóng chảy mặt dưới tấm màng chống thấm để có độ bám. Đảm bảo phân bố đều nguồn nhiệt, dùng con lăn ép tấm màng chống thấm được dính chặt vào bê tông.

-Biên độ giáp mí tốt nhất của hai tấm chống thấm ít nhất là 10cm. Tại vị trí giáp mí dùng đèn khò ga làm nóng đều để lớp màng PE chảy ra. Sau đó dùng rullo lăn để hai tấm màng chồng lên nhau.

– Tất cả các bọt, lỗ khí xuất hiện dưới màng trong quá trình làm nóng đều phải cắt bỏ và được sửa chữa bằng một tấm màng chống thấm khác.

– Kéo dài tấm màng chống thấm lên tường, lan can xung quanh tối thiểu 30cm. Sau đó phải dùng nẹp kim loại để cố định lại tấm chống thấm.

Những lưu ý trong quá trình thi công chống thấm tầng hầm

– Bề mặt bê tông được phủ tấm khò nóng phải có độ đốc thích hợp để đảm bảo việc chống thấm tốt nhất.

– Sau khi hoàn thành thi công màng chống thấm, bạn hãy thi công lớp bảo vệ để bảo vệ miếng chống thấm trước những lực tác động cơ học.

– Bảo vệ màng chống thấm với các tấm ván ép, lớp vữa hoặc lớp Polystyrene dày ít nhất 25mm để đảm bảo tránh hư hại trong quá trình lấp đầy.

Ngoài chống thấm thuận, bạn có thể đồng thời tiến hành cả chống thấm ngược để bảo vệ công trình của bạn từu 2 phía một cách tốt nhất.

 

Công ty TNHH Fasi Việt Nam

VPDG : P614- CT9, KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì, Mỹ Đình 1 Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tổng kho : PT-NP11, số 368A đường Phúc Diễn, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại : 04.234.87.888

Hotline : 0985 255 568

Email : info@fasivietnam.com