Hướng dẫn xử lí chống thấm ngược

Chống thấm ngược là gì, khái niệm chống thấm ngược này có tác dụng gì trong cuộc sống, và phương pháp chống thấm ngược như thế nào là câu hỏi của rất  nhiều người. Với những người sắp xây nhà, đang xây nhà thì đây đích thực là một vấn đề đáng phải quan tâm. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn xử lí chống thấm ngược cho các bạn một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Chống thấm ngược là gì ?

Hướng dẫn xử lí chống thấm ngược

Phương pháp chống thấm ngược hiểu quả

Chống thấm ngược hay còn gọi là chống thấm nghịch, tức là chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Phương pháp chống thấm ngược chỉ nên thi công khi mà cách chống thấm thuận không mang lại hiểu quả và không thể thực hiện được. Để chống thấm ngược hiểu quả thì ta cần phải xác định rõ kết cấu của tầng bê tông, làm sạch bề mặt rồi mới tiến hành thi công chống thấm ngược. Nên sử dụng những sản phẩm có độ bám dính tốt nhất với bề mặt của bê tông và có khả năng thẩm thấu vào bên trong thân lớp bê tông và liên kết chặt chẽ để ngăn sự thấm nước. Bạn có thể lựa chọn Vật liệu chống thấm Standart . Vật liệu này  đáp ứng được tiêu chuẩn khó tính nhất trong xây dựng chống thấm ngược.

Cách xử lý chống thấm ngược

Hướng dẫn xử lí chống thấm ngược

Làm sạch lớp bê tông cũng trước khi chống thấm ngược

Trước tiên chúng ta phải làm sạch lớp xi măng, hỗ vữa cũ. Có thể đục, băm lớp cũ để bề mặt bê tông trơ ra bằng các dụng cụ như búa, đục, mũi đục nhọn… Trên bề mặt của lớp bê tông chúng ta nên kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh sâu 2 cm và rộng 1-2cm, các hốc đá, túi đá khập khềnh sẽ bị đục bỏ phần bám dính hờ, đục cho đên đến khi bê tông đặc chắc là được. Sau đó bạn dùng toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm ngược bằng máy mài chuyên dụng có lắp chổi để làm bung các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại để việc thẩm thấu dung dịch tốt hơn. Sau đó nhớ dọn sạch bụi đất trên toàn bộ bề mặt bằng chổi cọ, hoặc máy hút bụi công nghiệp. Sau đó đến quá trình thi công thì chúng ta thực hiện các bước sau: Chúng ta làm ẩm bề mặt chống thấm bằng cách dùng máy phun nước áp lực phụt rửa lên bề mặt, không được để nước đọng lại. Hoặc bạn có thể làm ẩm bằng máy phun nước ẩm. Bước tiếp theo chúng ta quét, phun sản phẩm chống thẩm thấu bằng máy cọ hoặc máy phun lên bề mặt làm ẩm. Bạn nên thi công hai lớp và chúng vuông góc với nhau. Hai lớp thi công cách nhau 3-4 giờ tùy vào nhiệt độ bên ngoài sao cho lớp thứ nhất khô nhưng chưa cứng hoàn toàn là được. Tùy từng loại kết cấu của bề mặt và độ hao hụt và định mức của từng loại vật liệu nên liều dùng cho mỗi lớp cũng khác nhau. Vật liệu càng lâu khô thì sẽ càng đảm bảo được chất lượng thấm đồng đều và tốt hơn. Do vậy không nên để vật liệu chống thấm nhanh khô, có thể che chắn bằng phủ túi nilong, bao tải và phun nước liên tục. Sauk hi đã thi công song, công trình đã khô hoàn toàn thì bạn có thể thử tính hiểu quả bằng cách phun nước để tạo áp lực xem còn hiện tượng thấm hay không, xem màng chống thấm đã có tác dụng hay chưa. Cách chống thấm ngược mà chúng tôi gợi ý trên đây được thực hiện phổ biến và đều mang lại hiểu quả tốt. Tuy nhiên cách này còn phải phụ thuộc vào mức độ tay nghề của thợ làm. Nên trong quá trình thi công bên cạnh việc chọn vật liệu chống thấm tốt thì cũng phải quan tâm đến độ lành nghề của thợ xây.